Thứ Bảy, Tháng Mười 19
Shadow

D/O trong XUẤT NHẬP KHẨU là gì? Thông Tin Cần Biết Về D/O

5/5 - (1 bình chọn)

Một thuật ngữ rất phổ biến trong xuất nhập khẩu là Delivery Order (hay còn được viết tắt là DO). Vậy D/O trong xuất nhập khẩu là gì? Các nội dung có trong D/O là gì? Quy trình lấy D/O ra sao? Tất cả sẽ được Kiến Thức Logistics giải đáp trong bài viết này.

1. D/O trong xuất nhập khẩu là gì?

D/O là gì?

D/O – Delivery Order, Lệnh giao hàng là một chứng từ trong vận tải quốc tế. Chứng từ này do hãng vận chuyển cấp cho chủ hàng hoặc shipper để xuất trình cho cơ quan giám sát hàng hóa để đưa hàng hóa ra khỏi bãi, container…

D/O cho biết ai sở hữu hàng hóa và hàng sẽ giao cho ai. Chủ hàng muốn nhận hàng thì phải lấy được D/O mà hãng tàu gửi cho shipper. D/O do hãng tàu hoặc công ty FWD cấp cho người nhận. Người nhận hàng nhận D/O đã cấp, nộp cho hải quan và lấy hàng khi tàu cập cảng. D/O cũng có thể được hiểu là lệnh của người giữ hàng chỉ đạo người nhận đi lấy hàng.

Delivery Order - D/O là gì

Vai trò và quan trọng của Delivery Order trong quá trình xuất nhập khẩu

D/O đóng vai trò quan trọng trong quá trình giao nhận hàng hóa trong xuất nhập khẩu. Dưới đây là một số vai trò quan trọng của D/O mà mọi người cần biết.

  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu – D/O xác nhận hàng hóa đã được giao cho người vận chuyển và khách hàng có quyền nhận hàng.
  • D/O còn được sử dụng để lập chứng từ hải quan trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa.
  • Cơ sở thanh toán – Lệnh giao hàng D/O cung cấp thông tin liên quan đến việc chuyển giao hàng hóa và làm cơ sở cho các giao dịch thanh toán giữa các bên liên quan.

Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Tại Hà Nội Tốt Nhất

2. Thông tin cần biết về D/O

Mục đích sử dụng D/O

D/O được dùng để nộp cho cơ quan giám sát hải quan tại cảng đến trước khi hàng hóa được đưa ra khỏi cảng, kho, bãi… và được sử dụng để làm thủ tục đổi lệnh tại cảng trước khi hàng được rút ra khỏi cảng, bãi, kho…

Nội dung của D/O

Form mẫu DO sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào hãng phát hành nó, với màu sắc và kiểu dáng khác nhau. Tuy nhiên, thông tin quan trọng và cần thiết cần có trong DO bao gồm:

Lệnh giao hàng D/O - Delivery Order

  • Tên người gửi hàng;
  • Tên người nhận hàng;
  • Tên tàu;
  • Ngày tàu đến thực tế (ATA);
  • Cảng dỡ hàng;
  • Hiệu lực của DO;
  • Ký mã hiệu hàng hoá, số lượng bao kiện hàng,trọng lượng và thể tích hàng;
  • Hạn Dem/Det (đối với hàng FCL);

Quy trình cấp và sử dụng D/O

Bước 1: Nhận thông báo hàng đến từ hãng tàu hoặc từ công ty FWD. Thông báo này bao gồm tên tàu, mã vận đơn, số container, số lượng,trọng lượng và thể tích của hàng hóa,cảng dỡ hàng,ngày tàu đến dự kiến,thời hạn nhận hàng, phí D/O và các khoản phí khác. .

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ cần thiết để nhận D/O. Trong đó bao gồm thư giới thiệu của công ty nhập khẩu, thông báo nhận hàng và bản gốc hoặc bản sao vận đơn có chứng thực của ngân hàng (nếu thanh toán L/C), CMND của người nhận D/O và tiền mặt hoặc chuyển khoản để thanh toán phí D/O.

Bước 3: Liên lạc với hãng tàu hoặc FWD để xác nhận thời gian và địa điểm lấy D/O. Thời gian nhận được D/O phụ thuộc vào loại hàng hóa (FCL hoặc LCL), loại D/O (do hãng tàu hay FWD cấp) và thời gian tàu cập cảng.

Bước 4: Mang hồ sơ đã chuẩn bị đến hãng tàu hoặc văn phòng hãng tàu để nhận D/O. Kiểm tra kỹ các thông tin ghi trên D/O như tên tàu,người nhận hàng,cảng dỡ hàng,mã hàng hóa,số lượng,trọng lượng, thể tích. Nếu có sai sót, phải yêu cầu sửa lại hoặc cấp lại D/O.

Bước 5: Mang D/O ra ngoài cảng và tiến hành làm thủ tục hải quan và nhận hàng. Nộp D/O cho cơ quan giám sát hàng hóa để chứng minh quyền sở hữu hàng của người nhận hàng và yêu cầu người giữ hàng giao hàng cho người nhận hàng.

3. Phí Delivery Order trong xuất nhập khẩu

Phí D/O là gì?

Phí D/O là viết tắt của “Delivery Order fee”. Đây là lệnh giao hàng, là chứng từ do hãng tàu phát hành để nhận hàng, công ty nhập khẩu phải nộp cho cơ quan giám sát kho (cảng đến) trước khi lấy hàng ra khỏi container, kho, bãi chứa hàng,… Để nhận hàng, người nhận phải có chứng từ này và ghi tên người nhận trong đó

Phí D/O sẽ phát sinh khi phát hành lệnh giao hàng.

Phí D/O bao nhiêu?

D/O là chứng từ được phát hành tại đầu nhập. Điều này có nghĩa là người nhập khẩu nhận được chứng từ này từ hãng tàu để vận chuyển hàng hóa về kho. Phí D/O thu dao động từ $30 đến $40, tùy thuộc vào hãng tàu. Phí D/O được tính tại cảng nhập cùng với các phí LCC khác. Chủ hàng phải thanh toán trước khi nhận hàng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức phí D/O

Loại hàng hóa có thể ảnh hưởng đến mức phí D/O, các hàng hóa đặc biệt cần chú ý, hàng đặc biệt biệt có thể sẽ mất mức phí C/O cao hơn

Khối lượng và số lượng hàng hóa: Nếu đơn hàng có số lượng, khối lượng hàng hóa lớn thì việc kiểm soát và quản lý hàng trong quá trình vận chuyển sẽ khó khăn hơn do đó đòi hỏi mức phí D/O cao hơn

Khoảng cách giao hàng từ nơi xuất khẩu đến nơi nhập khẩu cũng là yếu tố ảnh hưởng đến mức phí D/O, khoảng cách này càng xa thì phí D/O càng cao.

Yêu cầu về giấy tờ và thủ tục hải quan: Những yêu cầu về các giấy tờ và thủ tục hải quan có thể ảnh hưởng đến mức phí D/O

4. Lợi ích và hạn chế của D/O trong xuất nhập khẩu

Lợi ích của D/O

Xác nhận khai trình xuất khẩu: D/O là chứng từ khái quát nhất về sản phẩm xuất khẩu, giúp xác minh thông tin, chứng minh nguồn gốc hàng hóa. D/O được coi là chứng từ quan.trọng để xác nhận khai trình xuất khẩu.

Giúp đối tác của bạn thông quan hàng hóa trong quá trình nhập khẩu: D/O có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề về vận chuyển hàng hóa và thông quan. Khi hàng hóa đến đích, chúng sẽ được thông quan dựa trên thông tin được cung cấp trong D/O. Việc tuân thủ đầy đủ các yêu cầu D/O giúp đẩy nhanh quá trình nhập khẩu và tiết kiệm chi phí cho đối tác.

Kiểm soát quá trình vận chuyển của hàng hóa: D/O còn cho phép bạn quản lý, giám sát quá trình di chuyển của hàng hóa từ điểm xuất đến điểm nhập, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho các đối tác liên quan. Ngoài ra, D/O còn hỗ trợ vận chuyển hàng hóa qua các cửa khẩu, cầu phà, các trạm kiểm soát trên đường đi.

Hạn chế của việc sử dụng D/O trong xuất nhập khẩu

D/O khiến cho quy trình thủ tục xuất nhập khẩu trở nên phức tạp hơn nhất là khi cần lấy hàng tại cảng.

D/O bản giấy có thể bị làm giả gây rủi ro cho các bên tham gia

Quy trình lấy D/O phức tạp và phụ thuộc vào các chứng từ xuất nhập khẩu khá. Nếu các chứng từ khác có vấn đề sẽ không thể lấy được D/O dẫn đến việc lấy hàng bị chậm trễ.

5. Ví dụ về việc sử dụng D/O trong xuất nhập khẩu

Xuất khẩu một lô hàng đi từ Việt Nam đến Hoa Kỳ:

Người xuất khẩu tại Việt Nam và người nhập khẩu tại Hoa Kỳ tiến hành thỏa thuận, ký kết hợp đồng xuất khẩu một lô hàng hóa cụ thể.

Khi hàng hóa đã sẵn sàng trên phương tiện chuyên chở chính để xuất khẩu thì hãng tàu sẽ phát hành D/O. D/O này chứa thông tin về lô hàng, bao gồm loại hàng hóa, số lượng, điểm xuất phát (cảng hoặc kho lưu trữ), điểm đến (cảng đích), và thông tin chi tiết về người nhập khẩu.

Bên vận chuyển tiến hành vận chuyển hàng hóa cùng với D/O từ điểm xuất phát đến điểm đến. Trong quá trình này, D/O thường được sử dụng để xác nhận việc giao nhận hàng hóa tại các điểm trung gian hoặc cảng

Khi hàng gần đến cảng đích, bên vận chuyển thông báo cho người nhập khẩu tại Hoa Kỳ về việc giao nhận hàng hóa tại cảng đích (A/R) để người nhập khẩu chuyển bị giấy tờ và lấy D/O để lấy hàng về. Có thể lấy D/O trực tiếp từ hãng tàu hoặc công ty FWD sẽ lấy D/O từ hãng tàu rồi chuyển cho bên mua kèm bộ chứng từ gốc.

D/O có thể cần được trình cho cơ quan hải quan tại cảng đích để xác nhận việc nhập cảnh.
Người nhập khẩu hoặc đại diện của họ nhận hàng hóa tại cảng đích dựa trên D/O đã được trình cho cơ quan hải quan.

Có thể sử dụng D/O làm cơ sở thanh toán sau đó.

Trên đây là những kiến thức về D/O, phí D/O cũng như quy trình lấy D/O mà bạn cần phải nắm. D/O là một chứng từ vô cùng quan trọng trong xuất nhập khẩu, nó là chứng nhận sở hữu hàng hóa cho phép bạn lấy hàng ra khỏi cảng do đó việc nắm chắc quy trình thủ tục lấy D/O là vô cùng cần thiết.

Để nắm rõ hơn các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, Logistics bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Chúng tôi cũng có nhiều chia sẻ về học xuất nhập khẩu ở đâu tốt để bạn tham khảo, mong rằng hữu ích với bạn.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *