Thứ Bảy, Tháng Mười 19
Shadow

Tàu Chợ Là Gì? Tàu Chuyến Là Gì? So Sánh Tàu Chợ Và Tàu Chuyến

Rate this post

Bài viết sau đây Kiến thức Logistics sẽ giúp các bạn hiểu về khái niệm của tàu chợ là gì, tàu chuyến là gì cũng như các đặc điểm và sự khác nhau giữa tàu chợ và tàu chuyến. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ những thuật ngữ này để không rơi vào thế bị động khi giao dịch với khách hàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

I. Tàu chợ là gì?

Tàu chợ là gì?

Tàu chợ (tàu định tuyến) là tàu chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé qua những cảng quy định và theo một lịch trình định trước. Do đó, các chủ hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt thời gian giao hàng trên tàu.

1. Tàu chợ có đặc điểm gì?

– Các tàu chợ có xu hướng vận chuyển các lô hàng nhỏ, chủ yếu là hàng khô hoặc đóng gói. Và phải được đóng gói trong container.

– Cấu tạo của tàu chợ phức tạp hơn các loại tàu khác: tàu có nhiều boong, nhiều hầm hàng, nhiều cửa sập (mỗi tàu 4-5 cửa sập). Trọng tải trung bình từ 10.000 – 20.000 tấn và cần cẩu loại 2.5 – 7 tấn.

2. Vận đơn tàu chợ

Vận đơn tàu chợ (Liner B/L) được xem như một hợp đồng thuê tàu giữa người chuyên chở và người gửi hàng. Đặc biệt, vận đơn được dùng làm bằng chứng về quyền sở hữu hàng hóa nên hoàn toàn được ngân hàng chấp nhận khi thanh toán thư tín dụng (L/C).

– Dịch vụ: Thuê một phần tàu

– Chứng từ: Vận đơn đường biển

– Lộ trình: Hãng tàu định sẵn.

– Cước phí: Hãng tàu định sẵn

3. Ưu – nhược điểm của cách thức thuê tàu chợ

Ưu điểm

+ Không hạn chế lượng hàng hóa.

+ Thủ tục thuê, xếp dỡ hàng đơn giản, nhanh chóng do việc bốc dỡ được chủ tàu thực hiện

+ Dễ dàng tính toán điều kiện giao nhận vì tàu được chạy theo một lịch trình đã định trước.

+ Chủ hàng chủ động trong việc tính và lưu cước.

Nhược điểm

– Cước cao do tính cả chi phí xếp dỡ và tính luôn cả phần tàu chạy không hàng (thường 25%).

– Người thuê thường ở thế yếu về pháp luật vì họ không thể tự do thương lượng các điều kiện vận chuyển mà phải chấp nhận các điều kiện in sẵn trong vận đơn

– Phương pháp này không cho phép linh hoạt trong việc tổ chức vận chuyển nếu cảng xếp dỡ nằm ngoài hành trình đã quy định của tàu.

II. Tàu chuyến là gì?

Tàu chuyến là một dịch vụ vận tải biển do một công ty vận tải cung cấp. Đặc điểm cơ bản nhất của hãng tàu là nó có một lịch trình giao hàng đặt trước, không dựa trên những thứ có sẵn. Các mặt hàng được vận tải là một loại hàng hóa cụ thể, với số lượng lớn.

1. Đặc điểm của tàu chuyến là gì?

– Đối tượng vận chuyển: hàng hóa cồng kềnh, thường được xếp đầy tàu.

– Tàu vận chuyển: cấu tạo một boong, nhiều hầm, miệng hầm rộng, có trọng tải lớn để thuận tiện cho việc bốc hàng.

– Điều kiện chuyên chở: được quy định cụ thể trong hợp đồng thuê tàu do 2 bên người thuê và người cho thuê thỏa thuận.

– Cước phí: do người thuê và người cho thuê thỏa thuận đưa và hợp đồng, nó có thể bao gồm cả chi phí xếp dỡ hoặc không tùy theo quy định.

– Thị trường tàu chuyến: chia ra làm các thị trường khu vực căn cứ và phạm vi hoạt động của tàu.

2. Vận đơn tàu chuyến

Phát hành vận đơn tàu chuyến sẽ phù hợp với các điều khoản của tàu trong hợp đồng thuê tàu, vận đơn chỉ được coi là biên lai nhận hàng, không phải là bằng chứng về quyền sở hữu hàng hoá.

– Dịch vụ: Cho thuê tàu nguyên chiếc

– Chứng từ: Hợp đồng thuê tàu

– Lộ trình: Theo yêu cầu của bên thuê

– Phí: Theo thỏa thuận của từng điều lệ

3. Ưu – nhược điểm của cách thức thuê tàu chuyến

Ưu điểm

+ Tính linh hoạt cao: có thể dễ dàng yêu cầu xếp / dỡ / thay thế tại bất kỳ cảng nào.

+ Phí thuê thuyền rẻ.

+ Bên thuê tự do thương lượng mọi điều khoản trong hợp đồng.

+ Tốc độ vận chuyển nhanh chóng.

Nhược điểm

+ Quy trình thuê tàu, ký kết hợp đồng phức tạp, bao gồm thời gian đàm phán.

+ Cước phí thường xuyên biến động, yêu cầu bên thuê phải nắm vững thị trường.

III. So sánh tàu chợ và tàu chuyến

So sánh tàu chợ và tàu chuyến

TIÊU CHÍ TÀU CHỢ TÀU CHUYẾN
1. Hành trình chuyên chở – Thường xuyên

– Theo 1 lịch trình đã được định sẵn, ghé qua các cảng nhất định

– Không thường xuyên

– Theo yêu cầu của người thuê tàu.

2. Cước phí – Quy định sẵn, ổn định trong 1 thời gian.

– Rẻ hơn

– Trong cước phí tàu chợ bao gồm cả chi phí bốc

– Biến động theo quy luật cung cầu. 

– Đắt hơn

– Được quy định riêng trong hợp đồng

3. Mối quan hệ giữa người cho thuê và người thuê tàu

Dựa trên B/L hàng hải do hãng tàu in sẵn.

Dựa trên hợp đồng thuê do hai bên thỏa thuận.
4. Loại hàng hóa chuyên chở – Hàng bách hóa có đóng gói, đóng kiện

– Hàng được chở rời

– Khối lượng nhỏ, lẻ

VD: 300 tấn cà phê; 300 tấn hạt điều, …

– Khối lượng lớn, khối lượng chuyên chở bằng trọng tải tàu.

VD: Gạo , xi măng…

5. Tiền thưởng phạt xếp/dỡ Không
6. Cấu tạo tàu Phức tạp Đơn giản

Trên đây Kiến thức Logistics đã giúp bạn đọc nắm được những khái niệm tàu chợ là gì, tàu chuyến là gì và phân biệt sự khau giữa tàu chợ và tàu chuyến.

Nếu cần hỗ trợ, bạn có thể đặt câu hỏi bằng cách comment dưới bài viết này. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *